Lịch sử Sản lượng khoai tây ở Campuchia

Sản xuất khoai tây ở Campuchia trong lịch sử không đáng kể, do thực tế là loại cây này không được tìm thấy ở châu Á cho đến khi được nhập khẩu từ vùng Andes của Nam Mỹ bản địa vào những năm 1700. Khoai tây không phải là một phần không thể thiếu của ẩm thực Campuchia, và "triển vọng về món khoai tây nghiền, khoai tây nướng, khoai tây luộc hoặc khoai tây chiên dường như không có nhiều sức hút với người Campuchia"[1] ngay cả ở các vùng nông thôn, những nơi khan hiếm lúa gạo thì khoai tây thường không được ăn nhiều. Khoai tây ở Campuchia được dùng để ăn vặt nhiều hơn là lương thực chính và việc ăn khoai tây thường phổ biến hơn ở các khu vực thành thị nơi có người nước ngoài với các món Âu-Mỹ[1][2]. Các món khác như cari, súp hoặc khoai tây chiên thường là các món chính đi kèm khá phổ biến trong ẩm thực Campuchia. Món Kuyteav khor ko là món chế biến từ thịt bò hầm kết hợp với bún. Món này ảnh hưởng từ ẩm thực Pháp, gồm có khoai tây, cà rốt, và rau mùi, có thể ăn với bánh mì. Còn có món Num banhchok samlar kari là món bún ăn với súp cà ri Campuchia, bao gồm súp nghệ (sử dụng cà ri màu vàng) hoặc súp cà ri ớt (cà ri đỏ), kết hợp với thịt gà, bò, khoai tây, hành tây và cà rốt[3].

Liên quan